do da ha trung

Đầu thế kỷ 20, nghề làm đồ da ở phố Hà Trung xuất hiện, khởi đầu là từ cụ Thạch Văn Ngũ, quê làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, học được nghề đóng giày tây, khâu yên cương ngựa, bao đàn da, đồ da hà trung

do-da-ha-trung
Đồ da Hà Trung

Học được nghề, cụ Ngũ mở cửa hiệu sản xuất các mặt hàng đồ da ở phố Hà Trung. Ông truyền nghề cho con cháu và bà con quê hương. Dần dần, người làng Nành rời quê đến sinh cơ lập nghiệp ở đây ngày một đông. Và thế là Hà Trung trở thành một dãy phố gồm phần lớn các cửa hàng đồ da mới như va li, cặp sách, giày tây của dân làng Nành.
Ngày nay, Hà Trung trở thành phố chuyên sản xuất các loại đồ da như va li, túi xách, giày da đủ các kích cỡ và màu sắc, chủng loại.

Đồ da Hà Trung

Ông Thạch Văn Khánh, 55 tuổi là truyền nhân đời thứ 5 của cụ Thạch Văn Ngũ cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu làm nghề da từ năm 1915. Khi bắt đầu làm nghề, gia đình tôi đã mở cửa hàng ở phố Hà Trung này, đặt tên là hiệu Linh Ký. Năm 1919, cụ Thạch Văn Ngũ được phong tặng bằng của Toàn quyền Đông Dương về nghề da.

do-da-ha-trung
Ông: Thạch Văn Khánh – Cửa hàng Thuần Luận Khánh – số 9 Hà Trung

Nghề này với gia đình chúng tôi là nghề gia truyền đến nay đã truyền đến đời thứ 5. Ngày xưa, làm yên ngựa, cặp sách, vali. Đến nay. Gia đình chuyển sang thêm một số mặt hàng mới như:

Thắt lưng, túi xe máy, bao đàn da, túi da. Và nhiều đồ da được làm hoàn toàn bằng thủ công khác. Những mặt hàng làm đơn chiếc, làm theo mẫu có giá trị cao”.
Ông Khánh đã làm nghề da được 50 năm. Ông chuyện nhận đặt làm đồ da thủ công tại số 9 phố Hà Trung.

Nhận làm đồ da thủ công – đồ da Hà Trung

Hàng da ở số 9 phố Hà Trung cũng đã được những người nước ngoài biết. Và đến tận nơi đặt hàng: Lào, Campuchia, Thái Lan, Pháp, Mỹ… Tuy nhiên. Những mặt hàng đồ da truyền thống ở đây không chỉ là những sản phẩm thủ công tỉ mỉ. Mà còn là một dấu ấn về một nghề trong khu phố cổ Hà Nội.
Phố Hà Trung dài 206m. Đi từ phố Ngõ Trạm đến phố Phùng Hưng. Thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi thành tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương cũ. Tên dân gian thường gọi là Ngõ Trạm Hà Trung hay Ngõ Trạm cũ. Tên phố Hà Trung đã có từ thời Pháp thuộc (Rue Ha Trung) và tồn tại đến ngày nay.